Bê bối khiến Takata dự tính “bán mình”

Trong bối cảnh phải đối phó với những thiệt hại về tài chính từ vụ bê bối, Takata đang phải tiến hành các cuộc đàm phán với những người mua tiềm năng.

Bê bối khiến Takata dự định “bán mình” a

Bê bối khiến Takata dự tính “bán mình”

Nhà cung cấp phụ tùng Nhật Bản Takata đã phải thuê công ty tư vấn tài chính Lazard để thực hiện kế hoạch tái cơ cấu khả thi. Nhiều khả năng sẽ xoay quanh thương vụ mua bán mà Takata có thể sẽ trao quyền điều hành cho một nhà đầu tư bên ngoài. Hãng tin Reuter cho biết, đối tác liên quan đến cuộc đàm phán là công ty cổ phần tư nhân KKR.

Suốt thời gian qua, vụ bê bối túi khí đã khiến không ít các nhà sản xuất ô tô “chao đảo”. Mới đây, Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) đã yêu cầu Takata phải triệu hồi những túi khí có bộ phận kích nổ sử dụng ammonium nitrate mà không chất hút ẩm để đảm bảo sự ổn định trong các môi trường có độ ẩm cao. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, số lượng các bộ phận bị triệu hồi lên gần 70 triệu đơn vị.

Chi phí sửa chửa sẽ chỉ được các hãng xe chia sẻ một phần. Bên cạnh đó, đợt triệu hồi mở rộng mới nhất đã đẩy tình hình tài chính của Takata rơi vào khủng hoảng. Do đó, nhà cung cấp phụ tùng Nhật Bản cần đến sự hỗ trợ nguồn vốn từ bên ngoài để “cứu sống” chính mình. Trước đó, tờ báo Nikkei của Nhật đưa tin, công ty KKR đã đưa ra đề xuất nắm giữ khoảng 60% cổ phần trong Takata.

Trước thông tin trên, cả Takata và KKR đều từ chối bình luận. Song tin tức về những cuộc đàm phán đã đẩy giá cổ phiếu của Takata lên 21%, đạt 485 Yen. Việc lựa chọn một nhà đầu tư bắt buộc Takata phải thảo luận với các khách hàng cũng như những bên có liên quan. Hãng túi khí kỳ vọng có thể công bố danh sách các nhà đầu tư tiềm năng vào tháng 8 tới và đạt thỏa thuận một tháng sau đó.

Theo nhận định của các chuyên gia, những nhà đầu tư vào Takata có thể sẽ nhận được một mức giá “hời” nhưng họ cần thận trọng bởi tương lai của hãng túi khí Nhật Bản vẫn còn chưa rõ ràng. Nhiều khả năng Takata sẽ huy động tất cả số vốn cần thiết trong trước mắt, nhưng chỉ đến khi lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng, công ty mới có được một tương lai lâu dài.

Nguồn: otoxemay.vn

  • Bình luận google +
  • Bình luận facebook