Tỷ lệ nội địa hóa ô tô sẽ được tăng thêm trong thời gian tới

Theo Bộ Công Thương, mục tiêu đặt ra đến năm 2020 về tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô là 30 - 40% với xe 9 chỗ ngồi, 35 - 45% với xe từ 10 chỗ ngồi trở lên, 30 - 40% với xe tải và xe chuyên dụng là 25 - 35%. Các con số này đến năm 2035 sẽ tương ứng là 55 - 60%, 75 - 80%, 70 - 75% và 60 - 70%.

Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, đến năm 2015, ngành sản xuất ô tô nước ta có trên 400 doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ. Tổng công suất lắp ráp thiết kế của các đơn vị này vào khoảng 460.000 xe/năm. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%. Sản lượng lắp ráp các loại xe con khoảng 200.000 xe/năm, các loại xe tải và xe khách là 215.000 xe/năm.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, bước đầu Việt Nam đã hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ, có thể cung cấp một số phụ tùng cho việc sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, tạo công ăn việc làm cho khoảng 100.000 lao động và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.

Việt Nam đã hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ, có thể cung cấp một số phụ tùng cho việc sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Việt Nam đã hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ, có thể cung cấp một số phụ tùng cho việc sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước

Các loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên và xe chuyên dụng được sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa tương đối cao, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu thị trường nội địa. Đặc biệt, một số sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia, Myanmar hay Trung Mỹ.

Đối với xe cá nhân dưới 9 chỗ ngồi, mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa đề ra là 40% vào năm 2005 và đến năm 2010 là 60% nhưng đến nay mới đạt khoảng 7-10%. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là do Việt Nam đi sau các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia hay Malaysia. Chính vì vậy, trước khi quyết định đầu tư dự án lắp ráp tại Việt Nam thì các tập đoàn sản xuất ô tô lớn đều đã đầu tư các dự án sản xuất ô tô qui mô lớn trong khu vực.

Do dung lượng thị trường nội địa nhỏ (chỉ ở mức độ 200.000-300.000 xe/năm) với nhiều mẫu mã, lượng doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp lớn (56 doanh nghiệp) nên thị phần của từng thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ lại càng bị chia nhỏ. Trình độ chuyên môn của các doanh nghiệp nước ta còn nhiều hạn chế. Các doanh nghiệp lắp ráp vẫn chưa quan tâm nhiều đến công nghiệp phụ trợ, các doanh nghiệp trong nước chưa tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng sản xuất.

Bộ Công Thương cho biết, thời gian tới sẽ ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất các dòng xe quy mô công suất trên 50.000 xe/năm cũng như các dự án sản xuất các bộ phận động cơ, hộp số, cụm truyền động. Với xe con, Bộ sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển các dòng xe cá nhân, nhỏ gọn, mức tiêu hao nhiên liệu ít và giá cả phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam.

Mục tiêu đặt ra đến năm 2020 về tỷ lệ nội địa hoá ngành ô tô đạt 30 - 40% với xe 9 chỗ ngồi, 35 - 45% với xe từ 10 chỗ ngồi trở lên, 30 - 40% với xe tải và xe chuyên dụng là 25 - 35%. Các con số này đến năm 2035 sẽ tương ứng là 55 - 60%, 75 - 80%, 70 - 75% và 60 - 70%.

Đặc biệt, Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp lớn nước ngoài để sản xuất linh kiện, phụ tùng, tập trung vào các bộ phận cần công nghệ cao. Bộ chủ chương tạo điều kiện để hình thành doanh nghiệp quy mô lớn, dẫn dắt thị trường.

Chính sách hỗ trợ phát triển ngành ô tô đang được cụ thể hóa ở các Bộ ngành, nhất là các chính sách về thuế. Tuy vậy, các chính sách này chưa dành được sự quan tâm trong quá trình thực hiện nên chưa có sự liên kết với ngành phụ trợ, việc chuyển giao công nghệ với các nước trên thế giới chưa đảm bảo hiệu quả. Chính vì vậy, việc đồng bộ cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ sẽ giúp ngành công nghiệp ô tô đáp ứng được chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguồn: www.24h.com.vn

  • Bình luận google +
  • Bình luận facebook