Uber gặp khủng hoảng vì xâm phạm đời tư khách hàng

Mới đây, một người phụ nữ ở Ấn Độ đã đệ đơn khởi kiện một loạt lãnh đạo hãng Uber vì xâm phạm thông tin cá nhân của mình.

Theo 1 số trang tin về xe hơi, một người phụ nữ tên Jane Doe, công dân bang Texas của Mỹ đã kiện đồng thời cả công ty Uber lẫn 3 lãnh đạo cấp cao cả đương chức lẫn đã nghỉ việc ở công ty này khi đã từng bị một tài xế cưỡng hiếp.

Lá đơn được gửi đến toàn án ngày 15-6 sau thông tin ông Eric Alexander, phụ trách hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực châu Á Thái Bình Dương thực hiện xâm nhập và chiếm giữ thông tin bệnh án của chị Jame Doe. Các lãnh đạo Uber cũng đã "xúc phạm chị lần thứ hai" khi xâm nhập đời tư, công khai các thông tin cá nhân và bôi nhọ thanh danh của chị này.

Uber gặp khủng hoảng vì xâm phạm đời tư khách hàng.

Shiv Kumar Yadav - tài xế gây ra sự việc bị bắt

Ông Eric Alexander, Travis Kalanick và Emil Michael là 3 lãnh đạo của hãng Uber liên quan đến sự việc. Tuy nhiên, theo 3 người này sự việc chị Jane Doe bị một tài xế Uber tại Ấn Độ cưỡng hiếp năm 2014 là âm mưu nhằm phá hoại hoạt động kinh doanh và giảm uy tín Uber của đối thủ nào đó.

Sự việc cưỡng hiếp hy hữu năm đó cũng đã từng gây chấn động với hãng Uber và dư luận Ấn Độ. Thậm chí, việc này còn khiến hãng Uber bị tạm đình chỉ hoạt động tại Delhi một thời gian. Shiv Kumar Yadav - tài xế trong vụ việc hiện đã bị kết án chung thân vì tội cưỡng hiếp.

Năm 2015, chị Jane Doe kiện hãng Uber vì đã không thẩm định một cách thỏa đáng các tài xế làm việc cho họ để xảy ra sự việc. Sau đó, ông Michael và ông Alexander đều mất việc.

Vào năm 2014, hãng Uber ra thông cáo nói rằng công ty này sẽ "hợp tác với cộng đồng, chính phủ và với hãng công nghệ nhằm tìm ra những cách thức tăng cường an toàn trong hoạt động vận tải, nhất là với phụ nữ". Ngạc nhiên thay, cùng thời điểm đó, ông Alexander lại lên đường tới Ấn Độ để tìm kiếm bệnh án của nạn nhân trong vụ cưỡng hiếp.

Chị Jane Doe đã cáo buộc trong đơn rằng, thay vì nghe trực tiếp nạn nhân, ông Alexander lại cố tình bác bỏ mọi chuyện và đổ tiếng xấu cho chị bằng cách thực hiện moi móc những chuyện như chị đã ăn mặc như thế nào và chị có uống rượu hay không vào thời điểm bị hại.

Trong đơn cũng trình bày, hãng Uber không hề có giải pháp hợp tác với chính phủ Ấn Độ để giúp cho môi trường vận tải tại thành phố New Dehli là nơi vụ việc xảy ra, được an toàn hơn như họ từng cam kết.

Sự việc tai tiếng này xảy ra trong bối cảnh hãng Uber đang rơi vào cuộc khủng hoảng lớn bậc nhất từ khi ra đời. Hơn nữa, CEO Travis Kalanick cũng đang tạm thời vắng mặt và ông Emil Michael người trợ giúp đắc lực cho hoạt động của hãng cũng đã rời khỏi Uber.

Do đó hiện tại mọi hoạt động điều hành mỗi ngày đang do một ủy ban gồm 14 người của hãng phụ trách, những người này có trách nhiệm gửi báo cáo trực tiếp cho ông Kalanick.

Trước đây, hãng Uber cũng vướng phải nhiều rắc rối điển hình là việc công ty con của Google khởi kiện Ôtt và Uber vì đánh cắp bí mật kinh doanh công nghệ xe tự hành.

  • Bình luận google +
  • Bình luận facebook