Hàng loạt hãng xe tại Mỹ giảm giá vì ế
26/05/2017
Do lượng xe tồn kho còn quá lớn nên các mẫu xe hơi mới đời 2017 tại Mỹ có thể được giảm 6.000-8.000 USD, thậm chí tới 10.000 USD.
Khi thị trường xe con và xe tải mới tại Mỹ chững lại, các nhà sản xuất xe hơi và đại lý phân phối bắt đầu tiến hành giảm giá và mức giảm có khi tới hàng nghìn USD. Nhiều khi, khách hàng có thể mua được xe với giá giảm 1/3 so với giá niêm yết ban đầu. Trong quá khứ, chiến thuật bán hàng này mặc dù mang lại lợi ích cho người mua nhưng cũng từng gây rắc rối không nhỏ cho ngành công nghiệp ô tô.
Điển hình nhất là trường hợp của Nissan Altima, vốn là một trong những mẫu xe bán chạy nhất tại Mỹ. Mẫu xe này được một vài đại lý giảm giá 6.000-8.000 USD so với giá niêm yết. Tại Stafford, bang Virginia, đại lý Leckner Nissan đã giảm giá cho 59 xe Altima còn tồn kho. Trong đó, một chiếc Altima SV màu đen đời 2017 được bán với giá khoảng 21.600 - thấp hơn đến 7.200 USD so với giá niêm yết.
Chiến lược giảm giá khủng này cũng được áp dụng với các sản phẩm như Hyundai Sonata, Chevrolet Malibu, Ford Fusion và nhiều mẫu xe khác.
Trả lời tờ New York Times, chủ đại lý ại lý Extreme Dodge tại Jackson cho biết: “Thị trường xe hơi đang có dấu hiệu chậm lại và số lượng hàng tồn kho ngày càng tăng. Chính vì vậy, các nhà sản xuất đang giảm lợi nhuận để đẩy hàng tồn."
Việc các hãng xe mạnh tay giảm giá bán các mẫu xe của mình, giảm giá cả cho những mẫu xe đời mới cho thấy ngành công nghiệp xe hơi đang tồn tại nhiều vấn đề. Tại Mỹ, trong tháng 4, doanh số bán hàng của toàn thị trường giảm 4,7%, tương đương với 1,4 triệu xe con và xe tải hạng nhẹ. Doanh số của năm 2017 được dự đoán là sẽ đạt 17,2 triệu xe. Tuy vậy, doanh số ước tính vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và việc giảm giá là một trong những chiến lược đầu tiên các nhà sản xuất xe hơi sử dụng khi cảm thấy cần thu hút khách hàng vào các mẫu xe mới. Vấn đề cần quan tâm là nếu việc giảm giá nhiều kéo dài trong một thời gian dài sẽ gây hại cho chính nhà sản xuất vì lấn vào biên lợi nhuận và làm giảm giá trị của các loại xe đã qua sử dụng.
Trước đây 1 thập kỷ, General Motors cung cấp cho khách hàng mức giá vốn vẫn được dành cho các nhân viên. Trước động thái này của GM, các hãng xe khác cũng vội vã làm theo. Hậu quả là ngành công nghiệp xe hơi rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng và GM đứng trên bờ vực phá sản.
Việc giảm mạnh giá xe diễn ra trong một thời gian dài có thể khiến cho chính các hãng xe lâm vào bế tắc do thâm hụt lợi nhuận
Để quản lý việc tiêu thụ những xe tồn kho, nhà sản xuất xe có thể thay đổi số lượng sản xuất. Gần đây, GM và Ford đã cắt giảm một số dây chuyền ở nhà máy tại Mỹ. Trong khi đó, Fiat Chrysler cũng dừng việc cùng lúc sản xuất xe hơi hạng nhỏ và trung.
Tuy vậy, thời gian gần đây, xe hơi mới cũng phải cạnh tranh gay gắt với các loại xe đã qua sử dụng khiến số lượng xe mới tồn kho đã vượt khỏi tầm kiểm soát của các nhà sản xuất. Có khoảng 3,5 triệu xe cho thuê vào 2-3 năm trước sẽ được bán dưới dạng xe cũ. Theo Edmuns, số lượng này sẽ còn tăng vào năm 2018. Điều này cho phép người tiêu dùng được lựa chọn hoặc là mua một chiếc xe mới hoặc mua xe cũ chỉ mới chạy 32.000 km với giá còn một nửa.
Khoảng 7 năm trở lại đây, thị trường xe hơi bắt đầu có các dấu hiệu khởi sắc trở lại vì các nhà sản xuất bắt đầu giới hạn lviệc áp dụng chiết khấu bằng tiền mặt và thử sử dụng những phương pháp khác để thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng. Các nhà sản xuất thỉnh thoảng cũng áp dụng việc cung cấp giá chiết khấu cho các đại lý để họ có cơ hội trả giá thêm cho khách hàng hoặc cung cấp giá chiết khấu kèm theo mục tiêu bán hàng khá cao. Phương pháp này có thể không mang lại nhiều kết quả cho các đại lý nhưng lại bảo vệ được lợi nhuận cho nhà sản xuất. Bên cạnh đó, các hãng xe hơi cũng bắt đầu quay lại hình thức cho thuê xe và cho vay dài hạn với thời hạn kéo dài 72 hoặc 84 tháng, giúp khách hàng thuận tiện hơn trong việc thanh toán.
Nguồn: vnexpress.net
Các tin khác
- Bình luận google +
- Bình luận facebook