Tại sao giá xe các ô tô nhập khẩu luôn cao hơn dòng xe lắp ráp trong nước
06/09/2016
Giá các ô tô nhập khẩu thường cao hơn các dòng xe nhập khẩu trong nước lý do là các dòng xe nhập khẩu phải đóng thêm các chi phí thuế như: Thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTDB. Công thêm các chi chi phí vận chuyển và marketing, quản lý khiến cho giá xe ô tô nhập khẩu độn giá lên gấp 2-3 lần.
Giá các dòng ô tô nhập khẩu như: Toyota Camry, BMW, Lexus, Mercedez... thường cao hơn các dòng xe nhập khẩu trong nước lý do là các dòng xe nhập khẩu phải đóng thêm các chi phí thuế như: Thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế TTDB. Công thêm các chi chi phí vận chuyển và marketing, quản lý khiến cho giá xe ô tô nhập khẩu độn giá lên gấp 2-3 lần.
Ngoài ra khi mua xe nhập khẩu khách hàng vẫn phải chịu các khoản thuế trước bạ, bảo hiểm, đăng kiểm, lệ phí đường bộ, phí đăng ký xe…
Tại sao giá xe các ô tô nhập khẩu luôn cao hơn dòng xe lắp ráp trong nước
Các loại thuế xe ô tô nhập khẩu phải chịu
1.Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu = Giá xe ô tô * thuế suất nhập khẩu ô tô
Trong đó:
+ Giá xe là giá mà nhà nhập khẩu mua xe tại nơi bán (tại nước ngoài) cộng với chi phí vận chuyển hàng từ nước xuất khẩu về Việt Nam
Theo đó:
Giá xe là giá CIF (giá mua đã tính cả chi phí vận tải và bảo hiểm, hay còn gọi là giá tại cảng nước nhập), thì giá tính thuế nhập khẩu = giá CIF
Giá xe là giá FOB (giá mua chưa tính các chi phí vận tải, bảo hiểm, hay còn gọi là giá tại cảng nước xuất), thì giá tình thuế nhập khẩu = Giá FOB + chi phí vận tải về nước + chi phí bảo hiểm (nếu có)
+ Thuế suất nhập khẩu: 50 - 70% đối với từng loại xe ví dụ như sau:
Thuế suất nhập khẩu đối với từng loại xe
2. Thuế GTGT
Được qua định cụ thể tại: Luật thuế Giá trị gia tăng 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3 và thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày27/12/2011 của Chính phủ.
Thuế GTGT = (Giá xe + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) * Thuế suất GTGT
Trong đó:
Thuế suất GTGT là 10%
3. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB ô tô nhập khẩu = Giá tính thuế TTĐB ô tô nhập khẩu * thuế suất thuế TTĐB
Trong đó:
+ Giá tính thuế TTĐB ô tô nhập khẩu = Giá xe ô tô + Thuế nhập khẩu ô tô
+ Thuế suất tiêu thụ đặc biệt ô tô nhập khẩu được quy định cụ thể tùy vào loại xe cụ thể như sau:
Thuế suất tiêu thụ đặc biệt ô tô nhập khẩu được quy định cụ thể tùy vào loại xe
Ví dụ: Bạn mua một chiếc xe 4 chỗ Toyota Fortuner nhập khẩu có giá trị 20.000 USD
- Thuế NK : 20.000 USD x 83% = 16.600 USD
- Thuế TTĐB : (20.000 + 16.600) x 50% = 18.300 USD
- Thuế GTGT : (36.600 + 18.300) x 10% = 5.490 USD
===> Giá trị sau thuế : 20.000 + 16.600 + 18.300 + 5490 = 60.390 USD
Như vậy DN nhập xe phải bán ra giá khoảng 65.000 USD
4. Các chi phí khác
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 22%.
Các loại phí phải đóng khi xe lăn bánh trên đường:
- Phí trước bạ: 10 – 15%, tùy thành phố.
- Phí cấp biển số: 2 – 20 triệu đồng (HN và Tp.HCM).
- Phí đăng kiểm: 240.000 đồng – 560.000 đồng (một lần kiển định).
- Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng – 10.000 đồng (một lần cấp).
- Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.
- Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).
- Phí xăng dầu.
- Phí thử nghiệm khí thải.
- Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.
- Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.
Các tin khác
- Bình luận google +
- Bình luận facebook